Tìm Hiểu Phương Pháp Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Đông Y

Trong dân gian hiện đang lưu truyền rất nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng bằng đông y hiệu quả trị khỏi không gây tái phát và còn tác dụng tăng cường cơ thể.

Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng theo quan niệm đông y

Viem Mui Di Ung2
Quan niêm đông y

Chứng viêm mũi dị ứng rất hay tái phát, gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Bệnh viêm mũi dị ứng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện môi trường ngày càng bị ô nhiễm như hiện nay. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt nam nữ. Theo y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng phát sinh do 2 nguyên nhân: Công năng tạng phủ (chủ yếu là phế, tỳ, thận) bị rối loạn; bị phong hàn, tà khí xâm nhập. Hai yếu tố này có thể phối hợp với nhau, khiến phế khí hư nhiệt, sức đề kháng giảm sút, dễ sinh bệnh.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng đông y cổ truyền

Viem Mui Di Ung6

Chữa viêm mũi dị ứng bằng đông y

Nguyên nhân: Do phế khí và vệ khí hư không khống chế được phong hàn xâm nhập mà gây ra bệnh

Triệu chứng: Khi thay đổi thời tiết thì hắt hơi, sổ mũi, tắc mũi, chẩy nước mũi trong

Phương pháp chữa: Bổ khí cổ biểu, khu phong tán hàn.

Quế chi, Cam thảo, Sinh khương, Hoàng kỳ, Xuyên khung, Tế tân, Bạch truật, Phòng phong, Ké, Bạch chỉ, Hoài sơn, Bạch thược, Bán hạ, Đẳng sâm, Ngũ vị, Ma hoàng, Khương hoạt, Tang bì, Táo

Gặp lạnh hay bị hắt hơi dùng bài Đinh hương thị đế thang hoặc thị đế thang, Viêm mũi TQ

Phòng phong, Ngân hoa, Ké, Tân di, Xuyên khung, Bạch chỉ, Hạnh nhân, Cát cánh, Long nhãn, Bạch giới, Cỏ ngọt, Hoàng kỳ, Táo, Kỉ tử, Hoàng cầm,

Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hòa đều nhỏ mũi 3 lần trong ngày.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng đông y phong hàn

Triệu chứng: đau đầu, đau cổ gáy, hắt hơi, sổ mũi và ngạt mũi nhiều, bệnh phát về mùa lạnh và gặp lạnh thì các triệu chứng nặng lên

Bài thuốc có tác dụng khu phong, tán hàn, làm thông mũi gồm các vị thuốc sau đây: Đầu cá 2 cái (chừng 150g) tân di 12g, tế tân 3g, bạch chỉ 12g, gừng tươi 15g.

Cách làm: Đầu cá bỏ mang, làm sạch, tân di gói vào túi, tế tân và bạch chỉ rửa sạch, gừng tươi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, ninh kỹ trong 2 giờ rồi chế thêm gia vị, ăn đầu cá, uống nước canh trong ngày. Ăn liền trong 10 ngày.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng đông y thuộc thể âm hư

Triệu chứng: mũi khô, ngạt, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô, họng khát, người gầy, hay có cảm giác nóng sốt về chiều, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ.

Bài thuốc có công dụng dưỡng phế âm, thông mũi các vị gồm: Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch, bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch.

Cách làm: Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ chừng 2 giờ rồi cho thêm gia vị, chia ăn 3 lần trong ngày.

Viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược khiến cho phong tà xâm nhập

Triệu chứng: Tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi.

Bài thuốc có công dụng bổ khí, làm thông thoáng lỗ mũi gồm các vị: Chim bồ câu 1 con chừng 90g, hoàng kỳ 60g, tân di 9g, bạch truật 9g, đại táo 12g, gừng tươi gia vị vừa đủ.

Cách làm: Chim bồ câu làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng; tân di gói trong túi vải; đại táo bỏ hạt; các vị còn lại rửa sạch, thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày, ăn liền trong 7 ngày.

Bài thuốc dùng ngoài trị viêm mũi dị ứng

Chữa viêm mũi dị ứng bằng đông y
Xông mũi

Bên cạnh bài thuốc uống, bạn có thể phối hợp với các bài thuốc dùng ngoài để làm tăng dẫn lưu, cải thiện phù nề niêm mạc và làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó thở,…

Bài thuốc xông mũi:

Chuẩn bị: Ma hoàng và hoắc hương mỗi thứ 15g, phòng phòng, thương nhĩ tử, hoa tân di, bạc hà và phục linh mỗi thứ 10g, xuyên khung 20g và bạch chỉ 30g.

Thực hiện: Nấu các vị với nước và để sôi trong khoảng 10 phút, sau đó dùng khăn trùm kín và xông mũi.

Bài thuốc hít:

Chuẩn bị: Bạch thược, phòng phong, thương nhĩ tử, thuyền thoái, sài hồ, bạch truật mỗi thứ 10g, sinh kỳ 15g, hoa tân di 8g, cam thảo và ngũ vị tử mỗi thứ 5g.

Thực hiện: Chế thành dạng sương hít, hít khi mũi bị ngạt và khó chịu.

Các bài thuốc dùng ngoài chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Muốn tác động đến căn nguyên của bệnh, cần áp dụng đồng thời với bài thuốc uống.

Những lưu ý khi điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Chữa viêm mũi dị ứng bằng đông y
Nếu nôn mửa khi sử dụng cần gặp bác sĩ ngay

Áp dụng Đông y vào quá trình điều trị có thể đem lại hiệu quả nếu thực hiện đúng cách. Tuy nhiên trong trường hợp bạn gặp phải các sai lầm khi thực hiện, phương pháp này có thể không đem lại cải thiện như mong đợi

Vì vậy khi điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Phải thực hiện các bài thuốc uống đều đặn trong thời gian được chỉ định, đồng thời nên phối hợp với châm cứu và bài thuốc dùng ngoài nếu cần thiết.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng đau bụng, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa,…, cần ngưng thực hiện bài thuốc và thông báo với bác sĩ.
  • Không tự ý châm cứu tại nhà, điều này có thể gây ra tình trạng châm cứu quá sâu hoặc tác động sai huyệt đạo và làm phát sinh các triệu chứng như tê liệt dây thần kinh, đau nhức, hạ huyết áp,…
  • Phụ nữ mang thai và người đang điều trị các bệnh lý khác nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ biện pháp nào.
  • Nếu có ý định áp dụng cho trẻ em, nên liên hệ với bác sĩ khoa y học cổ truyền để gia giảm dược liệu cho phù hợp.
  • Kết hợp với các biện pháp chăm sóc hợp lý để hỗ trợ làm giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng viêm, phù nề ở niêm mạc mũi.