Chữa Viêm Lợi bằng các thảo dược có sẵn trong đời sống

Theo y học cổ truyền việc áp dụng bài thuốc đông y chữa viêm lợi có thể hạn chế các rủi ro khi sử dụng thuốc tây trong điều trị dài hạn. Bởi các thảo dược từ thiên nhiên nên độ an toàn, lành tính, hiệu quả cao và chi phí không tốn kém. Cùng GS.TS Dương Trọng Hiếu tìm hiểu 1 số bài thuốc đông y chữa viêm lợi hiệu quả ngay tại nhà.

Các bài thuốc đông y chữa viêm lợi nên thực hiện

Viêm lợi là một chứng bệnh viêm phát sinh ở tổ chức lợi chân răng. Biểu hiện lâm sàng là lợi răng sưng đỏ, mép lợi tròn tù, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng. Chứng viêm lợi lâu dài có thể khiến cho lợi răng phì đại, tăng sinh gọi là viêm lợi dạng phì đại. Nếu không được điều trị có thể dẫn tới các bệnh nặng hơn về răng miệng và có thể sẽ mất răng.

Bài thuốc đông y chưa viêm lợi

Dưới đây là một số bài thuốc đông y chữa viêm lợi, rất hiệu quả.

Bài thuốc đông y chữa viêm lợi bằng mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và khử trùng giúp điều trị nhiễm trùng nướu răng rất hữu hiệu.

Bài thuốc đông y chữa viêm lợi bằng mật ong
Bài thuốc đông y chữa viêm lợi bằng mật ong

Cách dùng:

  • Bạn có thể sử dụng mật ong chữa viêm lợi bằng cách bôi một lượng nhỏ trực tiếp vào phần nướu bị viêm, khoảng 10-15 phút sau súc miệng sạch sẽ.
  • Mỗi ngày làm 2 đến 3 lần sau mỗi bữa ăn. Sau một tuần viêm lợi có thể khỏi hẳn.
  • Tuy nhiên, chất lượng mật ong trong trường hợp này là yếu tố quyết định bài thuốc này có hiệu nghiệm hay không.

Bài thuốc đông y chữa viêm lợi bằng lá trầu không

Lá trầu không là một trong những loại thực vật quen thuộc quanh chúng ta và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Theo Đông y, lá trầu không có vị cay, tính ấm, rất giàu các chất chống oxy hóa có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa, ngoài ra còn có khả năng diệt khuẩn, sát trùng tự nhiên.

Đối với những người thường xuyên bị đầy bụng, táo bón, ăn không tiêu, các bệnh phụ khoa, mẩn ngứa… thì lá trầu không chính là vị cứu tinh của họ. Lá trầu không còn có tác dụng rất tốt đối với các chứng bệnh răng miệng.

Bài thuốc đông y chữa viêm lợi bằng lá trầu không

Cách chữa viêm lợi bằng lá trầu không.

  • Bạn chọn lá trầu không bánh tẻ (không quá già, không quá non), hái lá trầu vào lúc 5h sáng và pha với nước như pha chè: 3 lá cho 150ml nước.
  • Dùng súc miệng ngày 2-3 lần.

Bài thuốc đông y chữa viêm lợi bằng gừng

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc, giảm đau, kháng viêm, giảm viêm.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thì nhờ chất chất men zingibain có trong gừng. Chất men này là một loại thuốc giảm đau tự nhiên, giúp xoa dịu các cơn đau trên cơ thể. Do đó, mà gừng được nhân dân sử dụng để chữa trị viêm lợi hiệu quả đấy nhé!

Cách dùng:

  • Dùng 1 nắm nhỏ gừng tươi hoặc đã phơi khô sắc lấy nước uống mỗi ngày.
  • Duy trì cho đến khi không còn thấy nướu sưng đau thì có thể dừng.
  • Tuy nhiên, chỉ cần uống ngày 2 – 3 lần, nước loãng để tránh gây nóng thêm cho cơ thể.

Bài thuốc đông y chưa viêm lợi bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa axit lauric có khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Các nghiên cứu năm 2015 phát hiện ra rằng việc sử dụng dầu dừa để súc miệng giúp làm giảm đáng kể mảng bám và và dấu hiệu viêm lợi.

Ngoài ra Súc miệng bằng dầu dừa cũng có thể giúp làm trắng răng, làm hơi thở thơm mát hơn, giảm đau đầu, căng thẳng và làm sạch xoang.

Bạn nên chọn dầu dừa phân đoạn để súc miệng vì loại dầu dừa này ít dính, ít bám hơn dầu dừa thông thường.

Bài thuốc đông y chưa viêm lợi bằng dầu dừa

Cách thực hiện

  • Cho khoảng 5 – 10ml dầu dừa phân đoạn vào miệng.
  • Súc dầu trong miệng 20 – 30 phút. Cẩn thận đừng để dầu dừa chạm vào cổ họng.
  • Súc xong chải lại răng

Lưu ý: Trên thực tế dầu dừa là an toàn nhưng bạn nên cẩn thận không nên nuốt dầu dừa vì sau khi súc miệng, dầu dừa có chứa độc tố và vi khuẩn trong miệng.

Bài thuốc chưa viêm lợi bằng tinh dầu sả

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy tinh dầu sả đánh bay mảng bám và chữa viêm lợi hiệu quả hơn cả nước súc miệng chứa chlorhexidine.

Cách thực hiện

  • Pha loãng 2–3 giọt tinh dầu sả trong khoảng 225ml nước.
  • Súc miệng bằng dung dịch trên trong vòng khoảng 30 giây.
  • Sau đó nhổ dung dịch nước súc miệng ra.
  • Bạn có thể súc miệng theo cách trên 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Nhìn chung thì dầu sả là an toàn nhưng cũng rất mạnh. Vì vậy bạn nên pha loãng tinh dầu sả để đảm bảo an toàn và không gây thêm kích ứng cho lợi.

Bài thuốc chưa viêm lợi bằng lô hội

Nghiên cứu năm 2018 cho thấy lô hội có hiệu quả tương đương với nước có chất chlorhexidine trong việc giảm mảng bám và viêm lợi.
Bạn không cần pha loãng nước lô hội như các loại nước súc miệng khác mà chỉ cần dùng nước lô hội nguyên chất 100%.

Bài thuốc chưa viêm lợi bằng lô hội

Cách thực hiện

  • Ngậm nước lô hội trong miệng trong vòng 30 giây.
  • Nhổ dung dịch súc miệng ra.
  • Lặp lại 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Bạn nên mua lô hội ở nơi bán có uy tín và làm theo những hướng dẫn ghi trên nhãn khi sử dụng. Những người bị dị ứng với lô hội không nên dùng loại nước súc miệng này.

Bài thuốc đông y chưa viêm lợi bằng gel nghệ

Kết quả nghiên cứu năm 2015 cho thấy gel nghệ có thể ngăn chặn sự hình thành mảng bám ở răng và viêm lợi một cách hiệu quả nhờ vào tính kháng viêm.

Nghệ cũng có tính kháng khuẩn, kháng nấm nên có thể giúp chữa lành chảy máu và đỏ lợi.

Cách thực hiện

  • Đánh răng sạch sẽ.
  • Súc miệng thật kỹ.
  • Bôi gel nghệ vào lợi.
  • Đợi khoảng 10 phút.
  • Súc miệng với nước để loại bỏ gel còn sót.
  • Nhổ nước vừa súc miệng ra.
  • Bạn có thể lặp lại cách này 2 lần mỗi ngày.

Bài thuốc chưa viêm lợi bằng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá Melaleuca Alterfolia ở Úc. Theo một nghiên cứu năm 2014, nước súc miệng từ tinh dầu tràm trà có thể giúp giảm chảy máu lợi đáng kể.

chưa viêm chân răng bằng tinh dầu tràm trà

Cách thực hiện

  • Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào khoảng 225ml nước ấm.
  • Súc miệng với dung dịch trên trong khoảng 30 giây.
  • Nhổ nước súc miệng ra.
  • Bạn có thể lặp lại cách này 2–3 lần mỗi ngày hay thêm 1 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng khi đánh răng.

Lưu ý: Nếu bạn dùng tràm trà lần đầu tiên, bạn nên pha tinh dầu thật loãng. Tinh dầu tràm trà đặc có thể phản ứng dị ứng, phát ban hay nóng nhẹ. Tinh dầu tràm trà cũng có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm bổ sung và thảo mộc.

Bài thuốc chưa viêm lợi bằng nước xô thơm

Các nghiên cứu năm 2017 cho thấy nước súc miệng xô thơm có thể giúp giảm đáng kể lượng vi khuẩn gây mảng bám răng.
Xô thơm còn có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm có thể giúp chữa lành sưng lợi và điều trị nhiễm trùng.

Hơn nữa, bạn có thể ngậm nước súc miệng xô thơm trong 60 giây mà không bị kích ứng.

Cách thực hiện

  • Đun sôi khoảng 225 – 450ml nước.
  • Thêm khoảng 28g xô thơm tươi hoặc 14g xô thơm khô vào nước.
  • Đun nhỏ lửa 5 – 10 phút.
  • Để dung dịch nguội dần.
  • Bạn có thể dùng dung dịch đun từ xô thơm để súc miệng từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Bài thuốc đông y chưa viêm lợi bằng lá đinh hương

Một số nghiên cứu đã chỉ ra đinh hương có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và giảm viêm. Đinh hương có đặc tính kháng virus và chống oxy hóa và cũng có thể giúp giảm đau.

chưa viêm chân răng bằng lá đinh hương

Cách thực hiện

  • Băm nhỏ khoảng 5g lá đinh hương.
  • Làm ướt một miếng bông gòn và dậm vào chỗ đựng đinh hương đã băm nhỏ để đinh hương dính vào miếng bông càng nhiều càng tốt.
  • Nhẹ nhàng chà miếng bông có thấm đinh hương vào lợi.
  • Đợi trong khoảng một phút.
  • Súc miệng để loại bỏ phần đinh hương dính trong miệng.
  • Nhổ nước súc miệng ra.

Lưu ý: Bạn không nên sử dụng quá nhiều đinh hương hoặc dùng đinh hương trong một thời gian dài. Những người bị dị ứng với nghệ không nên sử dụng cách chữa viêm lợi này.

Bài thuốc chưa viêm lợi bằng dầu Arimedadi

Dầu Arimedadi có khả năng ức chế sự phát triển của mảng bám và cải thiện các triệu chứng viêm lợi. Không những thế, loại dầu này cũng có khả năng giúp răng lợi chắc khỏe, giảm sưng và đau, chữa lành vết loét ở miệng.

Cách thực hiện

  • Ngậm 5–10ml dầu Arimedadi vào miệng.
  • Súc miệng trong 20 – 30 phút. Lưu ý cẩn thận đừng để dầu chạm vào cổ họng.
  • Nhổ dầu đã ngậm ra.
  • Súc miệng bằng nước.
  • Nhổ nước súc miệng ra.
  • Uống một ly nước đầy
  • Chải lại răng.

Lưu ý: Nếu bị viêm xoang, bạn không nên sử dụng dầu Arimedadi.

chưa viêm chân răng bằng nước lá ổi

Bài thuốc chưa viêm lợi bằng nước lá ổi

Từ lâu nhiều người đã dùng lá ổi để chữa hôi miệng. Một vài nghiên cứu đã phát hiện nước súc miệng lá ổi có tính kháng khuẩn và kháng vi sinh vật giúp kiểm soát hình thành mảng bám.

Nước súc miệng lá ổi cũng giúp giảm viêm lợi, giảm đau và làm hơi thở thơm mát hơn.

Cách làm:

  • Giã 5–10 lá ổi mềm.
  • Cho lá ổi vừa giã vào khoảng 225ml nước sôi.
  • Đợi 15 phút.
  • Khi dung dịch đã nguội, bạn hãy thêm một chút muối.
  • Súc miệng bằng nước lá ổi trong 30 giây.
  • Nhổ nước súc miệng ra.
  • Bạn có thể lặp lại cách này 2–3 lần mỗi ngày.

Áp dụng bài thuốc đông y chữa viêm lợi cần lưu ý điều gì?

Bài thuốc đông y chữa viêm lợi bằng mật ong
chú ý khi điều trị bằng thuốc đông y

Các bài thuốc đông y chữa viêm lợi bằng dân gian an toàn, hiệu quả lại tiện lợi. Tuy nhiên, trong quá trình điều tri, người bệnh cần chú ý một số điểm sau:

  • Cần chọn nguyên liệu sạch, sơ chế kỹ trước khi dùng.
  • Không nên lạm dụng bất cứ phương pháp nào để điều trị bởi điều này có thể gây ra biến chứng không mong muốn.
  • Khi sử dụng, nếu thấy bệnh không thuyên giảm hoặc thậm chí nặng hơn và có những dấu hiệu bất thường khác, cần ngưng sử dụng đồng thời tìm tới các cơ sở y tế để khám và kiểm tra.
  • Không nên quá kỳ vọng vào các phương pháp dân gian bởi hiệu quả của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tối.