Chữa Nhiệt Miệng bằng các thảo dược có sẵn trong đời sống

Theo y học cổ truyền việc áp dụng bài thuốc đông y chữa nhiệt miệng có thể hạn chế các rủi ro khi sử dụng thuốc tây trong điều trị dài hạn. Bởi các thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên độ an toàn, lành tính, hiệu quả cao và chi phí không tốn kém. Cùng GS.TS Dương Trọng Hiếu tìm hiểu 1 số bài thuốc đông y chữa nhiệt miệng hiệu quả ngay tại nhà.

Các bài thuốc đông y chữa nhiệt miệng nên thực hiện

Nhiệt miệng là một bệnh thường gặp đối với tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc trị nhiệt miệng. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc đông y có tác dụng trị nhiệt miệng trong bài viết dưới đây.

Bài thuốc đông y chữa nhiệt miệng

Chữa nhiệt miệng dùng vỏ dưa hấu

Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng.

Cách thực hiện:

  • Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.

Bài thuốc đông y chưa nhiệt miệng từ rau diếp cá

Diếp cá là một loại cây phổ biến trong đời sống hằng ngày bởi có nhiều công dụng trong nấu ăn cũng như trong điều trị một số bệnh. Diếp cá có vị cay, hơi lạnh, tác dụng tốt trong thanh nhiệt giải độc.

Ngoài ra trong diếp cá còn tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, công dụng trong điều trị nhiệt miệng.

Bài thuốc đông y chưa nhiệt miệng từ rau diếp cá

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn chuẩn bị 100g diếp cá, rửa sạch, bỏ phần cuộng già,
  • Đem giã nhuyễn hoặc xay sinh tố lấy nước rồi uống 2-3 lần
  • Mỗi ngày sẽ giúp những triệu chứng của nhiệt miệng nhanh chóng được đẩy lùi.
  • Hoặc Bạn cũng có thể sắc lấy nước 2-6g diếp cá, rồi chia ra uống trong ngày. Liên tục trong vài ngày bệnh sẽ lành.

Chữa bệnh nhiệt miệng bằng cà chua

  • Cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này.
  • Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.

Bài thuốc đông y chữa nhiệt miệng bằng rau ngót

Đây là một trong những bài thuốc dân gian cực hiệu quả để chữa nhiệt miệng. Rau ngót có tính mát, thanh nhiệt, giải độc khi kết hợp với mật ong có tính kháng viêm giúp các vết nhiệt miệng nhanh chóng hồi phục.

Bài thuốc đông y chữa nhiệt miệng bằng rau ngót

Cách thực hiện:

  • Bạn cần chọn rau ngót sạch, không có các thành phần hóa học của thuốc trừ sâu hay chất bảo quản.
  • Rửa sạch đem giã nhỏ chắt lấy nước cốt.
  • Trộn cùng một ít mật ong rồi dùng tăm bông chấm lên những vết nhiệt miệng.
  • Lưu ý cần để 5-10 phút rồi mới súc miệng lại.
  • Kiên trì thực hiện sẽ nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng đau rát của nhiệt miệng.

Chữa nhiệt miệng từ lá húng chó

Rửa sạch lá húng chó. Sau đó, nhai lá húng chó đã rửa sạch rồi nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày ăn 3 đến 5 lần.

Chữa nhiệt miệng dùng cỏ mực

Cỏ mực thuộc tính thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong.
  • Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét.
  • Ngày bôi 2 – 3 lần.

Bài thuốc đông y chữa nhiệt miệng bằng lá bàng

Lá bàng non là một phương pháp chữa nhiệt miệng dân gian rất hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết. Sở dĩ vì lá bàng non có tính kháng khuẩn rất cao, có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn bên trong khoang miệng.

chữa nhiệt miệng bằng lá bàng

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn nên chọn những lá bàng non, vì chúng chứa nhiều nhựa công dụng mới nhanh.
  • Đem rửa sạch rồi đun sôi cùng với nước trong 30 phút với lửa nhỏ.
  • Sau đó, đợi cho nước nguội bớt thì dùng để súc miệng.
  • Làm như vậy nhiều lần sẽ giúp phục hồi lại các vết loét trong miệng, giảm đau đớn khó chịu do nhiệt miệng gây ra.

Bài thuốc chữa nhiệt từ cây rau đắng

Rau đắng đất là loại rau quen thuộc của những vùng quê. Trong rau đắng đất giàu vitamin C, chất xơ, flavonoid, saponin. Những chất này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng rất tốt. Công dụng đã được nhiều người công nhận chỉ sau một đến hai ngày sử dụng.

Cách thực hiện:

  • Rau đắng đất rửa sạch, đem giã nhỏ lọc lấy nước cốt. Với người lớn có thể ngậm, với trẻ con mẹ có thể dùng tăm bông chấm vào vết loét trong một vài phút.
  • Ngoài ra bạn có thể phơi khô rau đắng đất, rồi sắc lấy nước uống thay trà để chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.

Bài thuốc chữa nhiệt miệng từ khế chua

Khế chua từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng trong chế biến những món ăn dân giã tự nhiên. Khế chua có tính bình, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Ngoài ra thành phần chính của khế chua là vitamin C có khả năng loại bỏ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, chống viêm loét.

chữa nhiệt miệng từ khế chua

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 2-3 quả khế chua, rửa sạch, thái miếng hoặc giã nát.
  • Đem đun sôi cùng lượng nước vừa đủ.
  • Chờ nguội thì ngậm và nuốt khế nhiều lần trong ngày để cho bệnh nhanh khỏi.
  • Kiên trì áp dụng nhiệt miệng sẽ được đẩy lùi chỉ sau vài ngày sử dụng.

Áp dụng bài thuốc đông y chữa nhiệt miệng cần lưu ý điều gì?

Bài thuốc đông y chữa nhiệt miệng
chú ý khi điều trị nhiệt miệng bằng thuốc đông y

Các bài thuốc đông y chữa nhiệt miệng bằng dân gian an toàn, hiệu quả lại tiện lợi. Tuy nhiên, trong quá trình điều tri, người bệnh cần chú ý một số điểm sau:

  • Cần chọn nguyên liệu sạch, sơ chế kỹ trước khi dùng.
  • Không nên lạm dụng bất cứ phương pháp nào để điều trị bởi điều này có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
  • Khi sử dụng, nếu thấy bệnh không thuyên giảm hoặc thậm chí nặng hơn và có những dấu hiệu bất thường khác, cần ngưng sử dụng đồng thời tìm tới các cơ sở y tế để khám và kiểm tra.
  • Không nên quá kỳ vọng vào các phương pháp dân gian bởi hiệu quả của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tối.
  • Tuy nhiên bên cạnh việc sử dụng những bài thuốc trên người bệnh cũng cần phải thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, súc nước miệng để loại bỏ và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển hiệu quả nhất.