Tìm Hiểu Phương Pháp Chữa Nhiệt Miệng Bằng Đông Y

Theo y học cổ truyền chữa nhiệt miệng bằng Đông y tập trung chủ yếu vào việc tìm ra căn nguyên của bệnh và áp dụng những bài thuốc phù hợp để cải thiện cơ quan hư yếu gây ra nhiệt miệng. Mặc dù có độ an toàn và lành tính cao, tuy nhiên các bài thuốc từ Đông y đều có tác dụng chậm nên cần phải kiên trì khi thực hiện.

Cùng GS.TS Dương Trọng Hiếu tìm hiểu một số căn nguyên gây ra chứng nhiệt miệng, lở miệng và tìm các phương pháp điều trị bằng đông y.

chữa nhiệt miệng bằng đông y

Tìm hiểu về bệnh nhiệt miệng theo quan niệm đông y.

nhiệt miệng

Theo y học cổ truyền, nhiệt miệng, loét miệng thuộc phạm vi chứng “khẩu cam” do nhiệt độc, hỏa độc, thấp nhiệt và âm hư gây nên.

  • Loét miệng thuộc chứng thực hỏa: Vết loét đỏ, sưng, đau khu trú thành nốt ở niêm mạc miệng hoặc lưỡi hoặc có khi thành đám, nặng thì có mủ.
  • Nhiệt miệng thuộc chứng hư nhiệt: Thường gặp ở người thể trạng gầy gò, miệng lưỡi khô ráo, các vết loét không sưng hoặc ít sưng, đỏ, đau nhẹ, lưỡi đỏ, nước tiểu ít, màu vàng, đại tiện táo…

Nhiệt miệng được chia thành các thể riêng biệt. Người bệnh cần xác định thể bệnh và áp dụng phương pháp luận trị phù hợp.

Bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng đông y

chữa nhiệt miệng bằng đông y
chữa nhiệt miệng bằng đông y

Bài thuốc theo thể Tâm nhiệt

Triệu chứng: nơi lở miệng đỏ tươi và đau, tâm phiền mất ngủ, tiểu tiện vàng sẻn là âm hư hoả vượng tâm kinh quá nhiệt

  • Bài thuốc: tâm nhiệt Sinh địa 30g, Cam thảo 6g, Hoàng bá 9g, Nữ trinh tử 15g, Qui bản 9g, Thục cốc nha 15g, Mộc thông, Xuyên Hoàng liên 3g, Tri mẫu 9g, Hạn liên thảo 15g, Sinh cốc nha 15g
  • Bài thuốc tri Mất ngủ gia Bá tử nhân 9, Táo nhân 9, Dạ giao đằng 30. tiểu tiện vàng đỏ gia Sa tiền 15, Phục linh 12. đại tiện bí gia Đại hoàng 9. Lưng sợ lạnh gia Nhục quế 1, phụ phiến 1.5/li

Bài thuốc theo Vị nhiệt

Triệu chứng: miệng lở lan tới chân răng, môi, má sưng đỏ nóng rát, khát nước, tâm phiền, cồn cào hay đói

Thanh tả vị hoả

  • Bài thuốc: Ngọc nữ tiễn gia giảm

Miệng lở loét vị nhiệt Thạch cao 30g, Cam thảo 6g, Huyền sâm 15g, Lô căn 30g, Thạch hộc 15g, Tri mẫu 9g, Sinh địa 30g, Mạch môn 9g Thiên hoa 30, Liên kiều 15g

Bài thuốc theo thể thực hỏa

Triệu chứng nhận biết coó cảm giác đau, nóng rát, nhất là khi ăn thức ăn mặn, chua, cay. Miệng hôi, khô; người cảm giác nóng hay sốt nhẹ, đầu lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, đại tiện táo.

  • Bài thuốc 1 Làm giảm đau ở miệng: Tế tân 4 g, đinh hương 10-15 cái, cam thảo xé tơi 6 g. Tất cả hãm với 50 ml nước sôi (bịt kín để không bay mất tinh dầu) khoảng 15-20 phút, để nguội, ngậm dần từng ngụm 2-4 phút sẽ giúp làm dịu đau.
  • Bài thuốc 2: Sinh địa, chút chít, lá tre mỗi thứ 16 g, ngọc trúc, huyền sâm, mộc thông mỗi thứ 12 g, thạch cao 20 g, cam thảo 6 g, sa nhân 4 g. Sắc uống ngày một thang. Uống 3-5 thang, nghỉ vài hôm uống thêm một đợt nữa.
  • Bài thuốc 3: Sinh địa, lô căn mỗi thứ 20 g, mộc thông 6 g, trúc diệp, ngọc trúc, huyền sâm, tri mẫu mỗi thứ 12 g, thạch cao 40 g, thăng ma 8 g. Sắc uống ngày một thang. Bài này thích hợp cho người nhiệt miệng kèm theo lưỡi đỏ, ngủ kém, táo bón, tiểu tiện nóng, đỏ.Sắc uống ngày một thang. Uống 3-5 thang, nghỉ vài hôm uống thêm một đợt nữa.

Dùng thuốc đến khi hết táo bón thì bệnh đỡ. Nên dùng củng cố một vài đợt sau khi đã có kết quả.

Bài thuốc theo thể hư nhiệt

Triệu chứng nhận biết miệng lưỡi khô ráo, các vết loét không sưng hoặc ít sưng, đỏ, đau nhẹ, lưỡi đỏ, nước tiểu ít, màu vàng, đại tiện táo… Bệnh hay tái phát nhiều lần, có khi tưởng như khỏi lại đột nhiên xuất hiện.

  • Bài thuốc 1: Sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, huyền sâm, hoàng bá mỗi thứ 12 g, sinh địa, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 16 g, đan bì, tri mẫu mỗi thứ 8 g, cam thảo 4 g. Sắc uống ngày một thang, uống dần làm nhiều đợt, mỗi đợt 5-10 thang.
  • Bài thuốc 2: Sinh địa 16 g, hoài sơn, hoàng bá mỗi thứ 12 g, sơn thù, phục linh, trạch tả, đan bì, huyền sâm, tri mẫu mỗi thứ 8 g. Nếu mất ngủ thêm táo nhân sao đen 12 g; táo bón nhiều thêm vừng đen (giã dập) 12 g.

Nếu bị viêm loét miệng mạn tính thành từng đợt hoặc gần như liên tục, kéo dài, bệnh nhân cần được thăm khám toàn diện và đôi khi cần được chẩn đoán xác định nguyên nhân bằng cách nuôi cấy vi khuẩn, nấm, xét nghiệm tế bào học…

Trẻ em đang bú mẹ, người suy giảm miễn dịch hoặc có thói quen uống sữa có thể bị loét lưỡi, miệng mà dân gian hay gọi là “tưa lưỡi”, thường do nấm candida abical. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh phát triển làm trẻ bú khó khăn, thậm chí nấm lan xuống đường tiêu hóa gây đại tiện lỏng, sống phân… Việc chữa trị không mấy khó khăn, chủ yếu làm thay đổi môi trường, kiềm hóa tại chỗ. Có thể dùng các cách sau đây:

Dùng gạc sạch thấm mật ong xoa miệng, lưỡi cho trẻ, ngày vài ba lần. Đây là phương pháp kinh điển, đồng thời là kinh nghiệm dân gian. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch 30% mật ong có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.

Lá rau ngót rửa sạch, thêm vài hạt muối, giã lấy nước, thấm vào gạc sạch xoa miệng, lưỡi như trên.

Lưu ý khi chữa nhiệt miệng bằng đông y cổ truyền

chữa nhiệt miệng

Mặc dù bài thuốc từ Đông y được đánh giá là có độ an toàn, lành tính cao, tuy nhiên việc áp dụng bài thuốc không thích hợp có thể khiến bệnh chuyển biến xấu và gây ra một số tác dụng phụ.

Cần kiên trì thực hiện bài thuốc trong thời gian dài để đạt được kết quả như mong đợi

Khi thực hiện chữa nhiệt miệng bằng Đông y, bạn nên chú ý những điều sau đây:

  • Hầu hết các bài thuốc từ dược liệu thiên nhiên đều có tác dụng chậm. Vì vậy cần kiên trì thực hiện để đạt được kết quả như mong đợi.
  • hận trọng khi lựa chọn nguyên liệu và bài thuốc phù hợp với thể trạng. Để tránh những rủi ro tiềm ẩn, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền để được tư vấn cụ thể.
  • Đối với trường hợp đang điều trị bằng thuốc Tây y, cần cân nhắc về tương tác nếu có ý định phối hợp với những bài thuốc từ dược liệu thiên nhiên.
  • Bài thuốc Đông y có tác dụng chậm nên không thích hợp với tình trạng bệnh nghiêm trọng. Với trường hợp này, bạn nên điều trị theo phác đồ được bác sĩ chỉ định.
  • Cần kết hợp việc sử dụng thuốc với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

Tác dụng của bài thuốc từ Đông y không có tính đồng nhất. Vì vậy sẽ có trường hợp không nhận thấy bất cứ cải thiện lâm sàng nào khi áp dụng.