Theo y học cổ truyền việc áp dụng bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng có thể hạn chế các rủi ro khi sử dụng thuốc tây trong điều trị dài hạn. Bởi các thảo dược từ thiên nhiên nên độ an toàn, lành tính, hiệu quả cao và chi phí không tốn kém. Cùng GS.TS Dương Trọng Hiếu tìm hiểu 1 số bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả ngay tại nhà.
Mục lục
- 1 Các bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng nên thực hiện
- 1.1 Dùng sáp ong rừng chữa viêm mũi dị ứng
- 1.2 Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng với lá cây hoa ngũ sắc
- 1.3 Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt
- 1.4 Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây cà gai
- 1.5 Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng từ lá cây bèo cái
- 1.6 Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
- 1.7 Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá ngải cứu
- 1.8 Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá bạc hà
- 1.9 Bài thuốc dùng giấm táo điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết
- 1.10 Bổ sung Vitamin C chữa viêm mũi dị ứng
- 2 Áp dụng bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng cần lưu ý điều gì?
Các bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng nên thực hiện
Viêm mũi dị ứng, còn được gọi là sốt cỏ khô, là một loại viêm trong mũi xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng trong không khí. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm sổ mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, đỏ, ngứa và chảy nước mắt và sưng quanh mắt. Chất lỏng chảy từ mũi thường là trong.
Bệnh viêm mũi dị ứng nếu bệnh không được điều trị đúng cách, dẫn đến bị hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng hoặc viêm da dị ứng. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Do đó, bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh, bệnh nhân vẫn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm xoang mũi tại nhà sau đây:
Dùng sáp ong rừng chữa viêm mũi dị ứng
Mật ong có tính kháng khuẩn rất tốt. Không chỉ được dùng trong việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày mà sáp ong rừng còn là một trong những bài thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Cách thực hiện như sau: Lấy một miếng sáp ong rừng nhai nát rồi nuốt từ từ sau đó nhả bã. Mỗi ngày nên dùng 2 -3 lần để giảm các triệu chứng đau họng, ho và còn cải thiện tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng.
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng với lá cây hoa ngũ sắc
Cây hoa ngũ sắc được dân gian gọi với cái tên quen thuộc là cây cứt lợn hay cỏ hôi. Cây mọc hoang ở khắp nơi và được thu hái cả thân, hoa hay lá để trị nhiều bệnh, trong đó có viêm mũi dị ứng.
Nghiên cứu cho thấy trong cây hoa ngũ sắc chứa nhiều tinh dầu, chủ yếu bao gồm các thành phần như cadinen, geratocromen, hay demetoxygeratocromen. Những chất hóa học này có tác dụng kháng viêm, tiêu thũng, cầm máu, chống dị ứng.
Thực hiện như sau:
- Hái một nắm lá hoa ngũ sắc rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng. Sau 20 phút vớt ra, để ráo nước
- Say nhuyễn lá và lọc lấy nước cốt cho vào một lọ thuốc nhỏ mũi đã sử dụng hết
- Dùng nước này nhỏ mũi liên tục ngày 4 – 5 lần để cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt
Trong tinh dầu lá lốt chứa một số hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, dược liệu này cũng giúp kháng viêm, giảm đau nhức mũi.
Thực hiện như sau:
- Cách 1: Dùng lá lốt tươi rửa sạch, vò nát rồi nhét trực tiếp vào lỗ mũi mỗi ngày 2 lần.
- Cách 2: Say lá lốt lấy nước cốt nhỏ vào mũi giúp chống nghẹt mũi, làm thông thoáng lỗ mũi.
- Cách 3: Nấu lá lốt với 1 – 2 lít nước. Dùng nước này để xông hơi trong khoảng 10 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
- Cách 4: Phơi khô lá lốt, tán thành bột mịn dùng thổi vào trong mũi.
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây cà gai
Cây cà gai ( cà độc dược ) là một vị thuốc có tính ấm, giúp giảm đau, kháng viêm. Y học cổ truyền thường dùng lá của loại cây này để làm thuốc chữa đau nhức xương khớp, viêm xoang hay viêm mũi dị ứng.
Thực hiện như sau:
- Lá cài gai đem về phơi khô, bảo quản trong hũ kín để dùng dần
- Mỗi khi bị bệnh, bạn lấy một ít lá khô đem đốt và hít phần khói bốc lên. Dùng mũi để hít và thở ra theo đường miệng.
- Thực hiện trong thời gian khoảng 5 phút, lặp lại 2 lần mỗi ngày.
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng từ lá cây bèo cái
Trong số những cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiện nay thì bài thuốc từ lá bèo cái đang được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng. Loại lá này có tính lạnh, vị cay, giúp chống dị ứng, giảm ngứa, tiêu thũng.
Thực hiện như sau:
- Cách 1: Giã nát lá bèo cái tươi. Pha thêm 1 ly nước ấm vào, quậy đều lên. Cuối cùng lọc lấy nước uống.
- Cách 2: Giã lá bèo cái lấy nước cốt. Sau đó trộn chung với 1 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt gừng. Uống mỗi ngày 2 ly.
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Trong tỏi có chứa chất quercetin là một chất chống Histamin tự nhiên. Tỏi có công dụng kháng virus, vi khuẩn cao đồng thời tăng miễn dịch hiệu quả. Do vậy mà tỏi được xem là một “khắc tinh” của viêm mũi dị ứng.
Cách thực hiện như sau: Người bệnh ăn 2 – 3 nhánh tỏi mỗi ngày hoặc dùng tỏi trong gia vị món ăn hàng ngày chính là cách trị khỏi bệnh viêm mũi dị ứng.
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá ngải cứu
Sở hữu đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên, lá ngải cứu là vị thuốc nổi tiếng trong Đông y với nhiều tác dụng chữa bệnh như chữa ho, cảm cúm, rôm xảy, viêm khớp, giảm mỡ bụng, kích thích tiêu hóa, chữa viêm mũi xoang.
Thực hiện như sau:
- Cách 1: Dùng lá ngải cứu tươi hoặc khô nấu nước ngâm chân hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Cách này có tác dụng kích thích lưu thông máu toàn thân, giảm nghẹt mũi, giúp người bệnh ngủ ngon và có thể trạng tốt hơn.
- Cách 2: Lấy 100g lá và ngọn non của cây ngải cứu đem rửa sạch, để trong bóng râm cho lá héo bớt. Sau đó dùng một miếng giấy nhỏ cuốn lá ngải cứu vào tạo hình dáng tương tự như một điếu thuốc lá dùng đốt và hơ các huyệt đạo từ 1 đến 5 trên đỉnh đầu. Trước khi thực hiện cách trị viêm mũi dị ứng bằng lá cây ngải cứu theo cách này, bạn nên tham khảo ý kiến các thầy thuốc để xác định chính xác vị trí huyệt đạo cần hơ.
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá bạc hà
Trong lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất như menthol, menthyl acetat. Những chất này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh, đồng thời làm thông mũi, xoa dịu trạng thái lo lắng, căng thẳng khi bị bện.
Thực hiện như sau:
- Cách 1: Cho một nắm lá bạc hà vào ấm và đổ nước sôi vào hãm. Thêm vào một chút mật ong, dùng uống thay trà hàng ngày.
- Cách 2: Nấu nước lá bạc hà xông mũi trong 15 phút, mỗi ngày thực hiện 1 lần. Thực hiện đều đặn để đối phó với tình trạng nghẹt mũi.
Bài thuốc dùng giấm táo điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết
Ngoài các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng trên thì các mẹ có thể tham khảo thêm cách chữa bệnh này bằng giấm táo. Theo một vài nghiên cứu cho thấy trong giấm táo có chứa chất kháng histamin, do vậy mà có thể làm cải thiện được tình trạng ho, hắt hơi, ngạt mũi, đau đầu.
Ngoài ra giấm táo còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn.
Cách thực hiện: Cho 2 muỗng giấm táo nguyên chất vào một ly nước ấm và thêm nước cốt chanh, mật ong. Mỗi ngày nên uống 3 lần cho đến khi cải thiện được hết tình trạng bệnh trên.
Bổ sung Vitamin C chữa viêm mũi dị ứng
Vitamin C là một trong những chất kháng histamin tốt nhất. Do vậy mà Vitamin C cần phải được bổ sung trong quá trình mắc bệnh để làm giảm các triệu chứng của viêm mũi do dị ứng thời tiết. Một số loại rau, củ quả chứa nhiều Vitamin C là ổi, chanh, khoai tây, cam, quýt…
Áp dụng bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng cần lưu ý điều gì?
Các bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian an toàn, hiệu quả lại tiện lợi. Tuy nhiên, trong quá trình điều tri, người bệnh cần chú ý một số điểm sau:
- Cần chọn nguyên liệu sạch, sơ chế kỹ trước khi dùng.
- Không nên lạm dụng bất cứ phương pháp nào để điều trị bởi điều này có thể gây ra biến chứng không mong muốn.
- Khi sử dụng, nếu thấy bệnh không thuyên giảm hoặc thậm chí nặng hơn và có những dấu hiệu bất thường khác, cần ngưng sử dụng đồng thời tìm tới các cơ sở y tế để khám và kiểm tra.
- Không nên quá kỳ vọng vào các phương pháp dân gian bởi hiệu quả của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hơn nữa tác dụng của các phương pháp này tốt nhất khi tình trạng viêm mũi dị ứng mới ở dạng nhẹ.