Viêm chân răng bệnh thường gặp, đây là nguyên nhân gây mất răng ở người lớn. Chữa viêm chân răng bằng đông y là phương pháp nhiều người sử dụng tìm hiểu nào
Mục lục
Tìm hiểu về bệnh viêm chân răng theo quan niệm đông y
Viêm chân răng ít khi gây đau và có biểu hiện như sưng nhẹ, đỏ ở lợi hoặc chảy máu khi đánh răng. Nguyên nhân thường gặp do nhiễm khuẩn tại chỗ, những vi khuẩn trong mảng bám răng lâu ngày dày lên thành cao răng gây chảy máu chân răng và hôi miệng.
Theo y học cổ truyền, bệnh do ngoại cảm phong tà kết hợp với phong nhiệt gây nên bệnh cấp tính. Bệnh kéo dài lâu ngày vị âm hư, thận âm hư, dạ dày tích nhiệt, thận hư hỏa vượng tân dịch giảm, vi khuẩn đục chân răng gây nên thành bệnh mạn tính.
Có thể chia thành 2 loại:
Viêm chân răng mãn tính: Các cơn đau lặp đi lặp lại, kéo dài liên tục trong thời gian dài, các cơn đau có sự lan tỏa làm người bệnh không xác định được vị trí bị đau chính xác.
Viêm chân răng cấp tính: Cơn đau dữ dội trong 1 thời điểm nhất định. Thời gian kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, điều này khiến người bệnh nghĩ rằng đã khỏi nhưng thực tế đây là căn bệnh có diễn tiến rất phức tạp.
Bài thuốc chữa viêm chân răng từ Đông y cổ truyền
Thể cấp tính
Biểu hiện: Lợi bị sưng, phù nề, đau, ấn mạnh có thể ra mủ, nếu đau nặng có thể gây sốt, ăn uống kém, đại tiện táo, có hạch ở dưới hàm.
Phương pháp điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, tiêu thũng.
Bài thuốc: Dùng một trong số bài thuốc sau, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 1: ngưu bàng tử 12g, bạc hà 8g, hạt khô thảo 16g, kim ngân hoa 16g, bồ công anh 20g, gai bồ kết 8g.
Bài 2: ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, hạt khô thảo 8g, chi tử 12g, kim ngân 20g, liên kiều 20g, tạo thích giác 20g, xuyên sơn giáp 6g.
Bài 3: thăng ma 4g, hoàng liên 8g, sinh địa 20g, đan bì 8g, thạch cao 40g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 8g.
Thể mạn tính
Biểu hiện: Lợi có cảm giác mềm hơn bình thường, đỏ, có mủ chân răng, răng lung lay, hơi thở hôi, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.
Phương pháp điều trị: Dưỡng âm thanh nhiệt.
Bài thuốc: Dùng 1 trong 2 bài thuốc sau, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 1: sinh địa 12g, huyền sâm 12g, sa sâm 12g, bạch thược 8g, kỷ tử 12g, kim ngân hoa 16g, quy bản 12g, ngọc trúc 12g.
Bài 2: thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8, đan bì 8g, phục linh 8g, tri mẫu 8g, hoàng bá 8g, ngọc trúc 12g, thăng ma 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g.
Chữa viêm chân răng bằng đông y một số bài thuốc khác
Bài 1: đồng thanh 4g, bằng sa 4g, xuyên tiêu 10g. Tán thành bột mịn. Súc miệng sạch, xát thuốc vào chân răng.
Bài 2: thanh đại 2g, hùng hoàng 2g, băng phiến 2g, bạch phàn 4g, bằng sa 4g, lô hội 4g. Các vị tán bột mịn. Súc miệng sạch, chấm thuốc vào chân răng và lợi. \
Bài 3: Cam lộ ẩm: cam thảo 4g, tỳ bà diệp 5g, chỉ xác 5g, thiên môn đông 6g, mạch môn 6g, sinh địa 6g, thục địa 6g, nhân trần 6g, thạch hộc 6g, hoàng cầm 6g. Sắc uống trong ngày.
Chữa viêm chân răng bằng đông y chảy máu chân răng
Chân răng chảy máu đông y gọi là sĩ nục thường do âm hư huyết nhiệt.
Triệu chứng: Bệnh nhân thường xuyên thấy máu chân răng chảy ra có màu đỏ thẫm, chân răng không sưng, miệng khô, họng ráo, lưỡi đỏ chót ít rêu, mạch tế sác.
Điều trị: Dưỡng âm thanh nhiệt mát huyết chỉ huyết.
Bài thuốc: “Nha tuyên diệu phương” gồm sinh địa 30g, hoàng liên 10g, tri mẫu 12g, bồ hoàng (sao) 10g, thanh đại 10g, đan bì 15g, hoàng bá 10g, địa cốt bì 30g, nhân trung bạch (chế) 10g.
Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc 3 lần trộn lẫn các nước sắc với nhau uống 4 lần, trước khi ăn và một lần trước khi đi ngủ.
Lưu ý khi chữa viêm chân răng bằng đông y cổ truyền
- Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải lông mềm từ 2 – 3 lần/ngày. Chải răng theo chỉ dẫn của các nha sĩ để tránh gây ra tổn thương tại vùng nướu.
- Súc miệng với nước diệt khuẩn để đảm bảo răng miệng luôn được bảo vệ (Tham khảo thảo dược súc miệng Yên Tử).
- Lấy cao răng từ 3 – 6 tháng / lần để loại bỏ các mảng bám gây ra các bệnh về nướu.
- Hạn chế các thức ăn cứng, dai, quá nóng, lạnh.
- Không sử dụng các chất kích thích.