Tìm Hiểu Phương Pháp Chữa Viêm Amidan Bằng Đông Y

Viêm amidan là một bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi có thể gây các biến chứng nguy hiểm, chữa viêm amidan bằng đông y là phương pháp nhiều người lựa chọn.

Tìm hiểu về bệnh viêm amidan theo quan niệm đông y

Viem Amidan3
Theo quan niệm đông y

Trong quan niệm của đông y, cơ thể của con người là một thể thống nhất, mỗi một bộ phận đều có một vai trò chức năng riêng nhưng giữa chúng lại có những mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Đó có thể là hỗ trợ bổ sung cho nhau hoặc đôi khi một bộ phận này bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận khác.

Vì vậy, bệnh viêm amidan cũng không phải là ngoại lệ. Nếu amidan bị viêm, chúng ta không sớm điều trị, việc ảnh hưởng đến các bộ phận khác là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Viêm amidan có hai thể cấp tính và mạn tính. Trong đó, theo quan niệm của đông y viêm amidan cấp tính là do phong nhiệt gây nên còn thể viêm amidan mãn tính là do hỏa độc tích tụ trong cơ thể và dẫn đến tái phát những tổn thương. Như vậy, có thể thấy nguyên nhân gây ra viêm amidan đó chính là do nhiệt độc. Chính vì vậy, nguyên tắc để điều trị theo quan niệm của đông y là phải sơ phong, hóa đờm và thanh nhiệt.

Bài thuốc chữa viêm amidan từ Đông y cổ truyền

Chữa viêm amidan bằng đông y
Sài hồ điều trị viêm amidan

Chữa viêm amidan bằng đông y cấp

Viêm amidam cấp nhẹ ( phong nhiệt)

Triệu chứng: amidan xưng đỏ sưng cao, xung quanh chân thu gọn, mặt ngoài cao thấp không bằng, lúc mới phát sợ rét phát nóng, đỏ hồng mà đau, ăn nuốt khó khăn, miệng ráo lưỡi khô, đau đầu, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù, hoạt sác hữu lực

Pháp: Sơ phong thanh nhiệt, tân lương giải biểu Bạc hà, Ngưu bàng, Ngân hoa, Cát cánh, Xạ can, Huyền sâm, Sinh địa, Nhọ nồi, Bồ công anh, Sơn đậu căn

Thanh yết lợi cách thang gg

Viêm amidan cấp, Ngưu bàng, Bạc hà, Ngân hoa 40 Liên kiều, Cát cánh, Cam thảo, Hoàng cầm, Hoàng liên, Liên kiều, Hoàng cầm, Hoàng liên, Kinh giới

Hoặc dựng bài Tiểu sài hồ gia Cát cánh, Thạch cao thang

Châm: Thiên đột, Giáp xa, Hợp cốc, Khúc trì

Chữa viêm amidan bằng đông y cấp nặng (Nhiệt độc)

Triệu chứng: Sốt cao, miệng khụ, amidal xưng to, loét hoặc hoá mủ, họng đau nhiều không dám ăn, tiểu tiện đỏ, hạch nổi dưới hàm, gáy, nước tiểu đỏ đại tiện táo, rêu vàng dầy, mạch sác hữu lực có khi trên nhũ nga sưng có cái màng vàng hoặc trắng

Pháp: Thanh nhiệt giải độc ở phế vị, hoạt huyết bài nùng

Ngân hoa, Hoàng liên, Hoàng bá, Xạ can, Huyền sâm, Sinh địa, Tang bì, Thạch cao, Liên kiều, Cát cánh, Cam thảo, Hoàng liên thanh hầu ẩm gg (ĐHY) Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Ngưu tất, Sơn đậu căn, Xạ can, Xích thược

Hoặc dùng bài Tiểu sài hồ gia Cát cánh, Thạch cao thang

Châm: Thiên độc , Giáp xạ, Hợp cốc, Khúc trì

Bài thuốc chữa viêm amidan từ Đông y cổ truyền theo bệnh

Chữa viêm amidan bằng đông y
Dưỡng âm thanh phế

Chữa viêm amidan bằng đông y bị âm hư

Triệu chứng: Bệnh tái phát liên tục hoặc dây dưa không khỏi dứt, amidal sưng đau, sốt nhẹ, người mệt mỏi, miệng khô, miệng hôi, ho khan

Pháp: Dưỡng âm thanh phế , hoạt huyết tiêu viêm Lục vị gg (ĐHY)

Sinh địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đan bì, Bạch linh, Trạch tả, Huyền sâm, Xạ can, Tri mẫu, Thiên hoa, Địa cốt bì, Ngưu tất, Tang bì
Ho khan gia: Hạnh nhân, bối mẫu.

Chữa viêm amidan bằng đông y bị khí hư

Bệnh tái phát liên tục, ăn uống khó khăn, lâu ngày da vàng sạm, chân tay đau mỏi, sắc mặt nhạt, dễ bị cảm mạo, mạch hư nhược…

Hoàng kỳ 24 Cam thảo 10 Nhân sâm 12 Qui đầu 10 Trần bì 12 Thăng ma 12 Sài hồ 12 Bạch truật 12 Long nhãn 10 Liên kiều 8 Hoàng cầm 10 Hạnh nhân 10

Châm: Thiên đột , Giáp xạ, Hợp cốc, Khúc trì

Chữa viêm amidan bằng đông y bị huyết ứ

Triệu chứng: Yết hầu đau hay tái phát, kéo dài không khỏi, họng sưng sắc tối, chất họng sạm, mạch sắc

Hoạt huyết lợi họng

Lưu thị yết thư thang (Lưu càn hoà y sư chủ nhiệm trung y học viện sơn đông)

Xuyên khung, Qui đầu, Xích thược, Quế chi, Cam thảo, Đan sâm, Đào nhân, Xạ can, Cát cánh.

Lời khuyên của các chuyên gia Đông Y

Chữa viêm amidan bằng đông y
Không sử dụng nước lạnh

Ngoài áp dụng những cách chữa viêm amidan bằng Đông y trên, để bệnh khỏi dứt điểm, bệnh nhân cũng cần lưu ý thay đổi một số thói quen sau:

  • Không sử dụng nước lạnh, thực phẩm để trong tủ lạnh quá lâu
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối thường xuyên
  • Không sử dụng các đồ uống, thực phẩm có chứa chất kích thích
  • Có biện phấp giữ ấm thân nhiệt vào mùa đông
  • Có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh