Chữa Sỏi Thận bằng các thảo dược có sẵn trong đời sống

Bài thuốc đông y chữa sỏi thận theo y học cổ truyền là giải pháp điều trị bệnh an toàn được ông cha ta áp dụng hàng ngàn năm qua. Cùng tìm hiểu ngay!

bài thuốc đông y chữa sỏi thận
Bài thuốc đông y chữa sỏi thận theo y học cổ truyền

Các bài thuốc đông y chữa bệnh sỏi thận nên thực hiện

Sỏi thận hay sạn thận, sỏi đường tiết niệu là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, niệu quản, bàng quang lâu ngày kết lại tạo thánh những tinh thể rắn hay ( sỏi thận). Kích thước của sỏi có thể lên tới vài cm. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận.

Bài thuốc đông y chữa sỏi thận theo y học cổ truyền

Bệnh Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận.

Đối với sỏi thận có kích thước nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang… gây cọ xát dẫn tới tổn thương thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả rất khôn lường.

Một số bài thuốc đông y chữa bệnh sỏi thận được áp dụng phổ biến, bao gồm:

Bài thuốc đông y chữa bệnh sỏi thận bằng Cây cối xay

Cây cối xay là một loài cây thân thảo, thường mọc ở các vùng có khí hâu mát mẻ như vùng núi phía Bắc nước ta. Cây cối xay là một loại thảo dược có tính mát, giúp thanh nhiệt, tán phong, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc, giảm đau, an thần,…

bài thuốc đông y chữa sỏi thận
Chữa bệnh sỏi thận bằng Cây cối xay

Các hoạt chất trong chất nhầy của cây cối xay chính là những “chiến sĩ” giúp thông tiểu tiện và tăng cường thải độc cho thận. Bởi vậy mà cây cối xay trở thành một loại thảo dược chữa sỏi thận và các vấn đề trong việc bài tiết nước tiểu như chứng đái buốt, đái đục,…

Cách 1: Bài thuốc làm tan sỏi thận

  • Bạn rửa sạch và phơi khô lá, hoa và quả của cây cối xay. Mỗi ngày, bạn lấy 1 nắm cây cối xay đã phơi khô, sắc với 1,5 lít nước.
  • Dùng nước cối xay thay trà hàng ngày trong 2 tháng rồi đến bệnh viện khám lại.

Cách 2: Cách này dùng để điều trị các chứng tiểu buốt, bí tiểu, tiểu ra máu

  • Mỗi ngày bạn phơi khô 30g cây cối xay, 20g bông mã đề, 20g rễ tranh, 2g rau má, 8g màn trâu.
  • Sắc hỗn hợp này với 350ml nước rồi chia thành 2 lần uống trước bữa ăn.

Bài thuốc đông y chữa bệnh sỏi thận bằng Cây ké đầu ngựa

Cây ké đầu ngựa cũng là 1 loài cây thân thảo, thường mọc hoang ở các vùng trung du và vùng núi phía Bắc. Đây là một loại thảo dược có tính ôn, giúp tăng bài tiết mồ hôi, thanh nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu,… nên trở thành 1 loại thảo dược chữa sỏi thận và các biến chứng của bệnh hiệu qủa

Cây ké đầu ngựa
Cây ké đầu ngựa có tác dụng chữa bệnh thận hiệu quả

Trong quả ké đầu ngựa có chứa hàm lượng vitamin C, glucoside và chất béo có lợi cao. Đây không chỉ là các chất bổ dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn giúp tăng hoạt động hệ miễn dịch, điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các rối loạn trong chuyển hóa gây nên việc hình thành sỏi.

Cách 1: Làm tan sỏi và trị các biến chứng bí tiểu, phù thủng

  • Mỗi ngày, bạn chuẩn bị: ké đầu ngựa 3g, thiêu tồn tính 3g, đinh lịch 3g.
  • Tán hỗn hợp trên thành bột rồi pha với nước, chia làm 2 lần uống. Uống trong vòng 1 tuần rồi đi khám lại.

Cách 2: Dùng để điều trị biến chứng viêm đường tiết niệu của sỏi thận

  • Mỗi ngày, bạn chuẩn bị: 15g ké đầu ngựa, 20g mã đề, 15g hoa kim ngân, 20g bòng bong.
  • Sắc hỗn hợp này với 1,5 lít nước. Khi nước cạn còn ½ tì chắt ra uống, uống 3 lần trong ngày.

Lưu ý: khi sử dụng cây ké đầu ngựa cần kiêng thịt lợn và không sử dụng cho bệnh nhân nữ bị âm hư.

Kim tiền thảo thuốc đông y chữa bệnh sỏi thận

Công dụng điều trị sỏi thận của kim tiền thảo có lẽ khá quen thuộc đối với nhiều người. Loài cây này lành tính, có công dụng tiêu viêm, giải độc, thông lâm, lợi tiểu,… Đặc biệt, chất soyasaponin trong kim tiền thảo có thể tăng bài tiết nước tiểu và ngăn chặn việc hình thành sỏi ở thận.

bài thuốc đông y chữa sỏi thận
Kim tiền thảo thuốc đông y chữa bệnh sỏi thận

Cách làm:

  • Mỗi ngày, lấy 25g đến 40g kim tiền thảo khô nấu với nước để uống thay nước hàng ngày.
  • Sử dụng sau 1 tháng thì bạn nên đến bệnh viện để khám lại.

Bài thuốc đông y chữa sỏi thận bằng quả dứa dại

Dứa dại là loại cây mọc hoang nhiều nơi, vùng nông thôn thường được trồng để làm hàng rào. Ngoài quả ra thì các bộ phận khác của dứa dại như nõn, hoa, rễ cũng có thể sử dụng làm thuốc.

Theo Y học cổ truyền, dứa dại có tính hàn, vị ngọt, thanh, giúp lợi tiểu.

Tác dụng quả dứa dại
Bài thuốc đông y chữa sỏi thận bằng quả dứa dại

Cách làm:

  • 30g dứa dại khô
  • 30g kim tiền thảo.
  • Nấu chung với 2,5l nước.
  • Uống thay trà mỗi ngày. Uống liên tục trong vòng một tháng.

Chữa sỏi thận bằng bài thuốc từ cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu, hay mần chầu còn có tên gọi khác là cỏ chỉ tía, cỏ bắc, cỏ vườn trầu, ngưu cân thảo, thanh tam thảo. Là loại cỏ rất dễ tìm, thường mọc ở vệ đường, bãi cỏ và có thể mọc quanh năm.

Tác dụng của Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu có tác dụng chữa bệnh sỏi thận hiệu quả

Theo y học cổ truyền, cỏ mần trầu còn được gọi là cỏ ngàn vàng – thiên kim thảo. Ngoài tác dụng chửa sỏi thận, nó còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi phong thấp, chữa sốt, lợi tiểu, mát gan.

Chữa sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang:

  • Dùng 20 gam cỏ mần trầu, 20g lá từ bi, 20g kim tiền thảo, 20g ké hoa đào tất cả cho vào nồi sắc vớu 400ml nước.
  • Chia ra ngày 3 lần sáng, trưa, chiều.

Chữa viêm thận cấp, mãn tính:

  • Dùng 40g cỏ mần trầu, 40g cây tầm gửi, 20g rau mèo, 20g kim tiền thảo, 20g cỏ xước.
  • cả sắc uống liên tục trong vòng 1 tháng chữa viêm thận.

Lưu ý phòng tránh bệnh sỏi thận tiếp tục tái phát

bài thuốc đông y chữa sỏi thận
Phòng tránh bệnh sỏi thận tiếp tục tái phát
  • Nên uống nhiều nước, trung bình khoảng 2 lít/ngày
  • Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật như thịt, trứng, cá…
  • Hạn chế các sản phẩm chứa nhiều axit oxalate như soda, trà đá, chocolate, dâu tây, các loại hạt…
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn, đồ uống có chứa nhiều caffeine
  • Giảm lượng muối ăn hàng ngày, trung bình không nên quá 6gr/ngày.
  • Không nên ăn mặn.
  • Khám sức khỏe định kỳ.