Bệnh chảy máu chân răng là một trong những căn bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Chữa chảy máu chân răng bằng đông y là giải pháp tìm hiểu ngay.
Mục lục
Tìm hiểu về bệnh chảy máu chân răng theo quan niệm đông y
Chảy máu chân răng hay đúng hơn là chảy máu lợi răng thường gặp do bị u lợi, viêm quanh răng (nha chu) nhưng phổ biến nhất là vì viêm lợi.
Viêm lợi gây đau nhức quanh răng, nhất là khi ăn thức ăn quá nóng, mặn sẽ khiến lợi sưng tấy, đau nhức. Viêm lâu ngày thì chỗ viêm chỉ hơi sưng, có viền cổ răng, không đau nhưng rất dễ chảy máu khi va chạm dù nhẹ.
Nguyên nhân viêm lợi có thể do bệnh như tiểu đường, tim mạch, thiếu vitamin… nhưng phần lớn là do vệ sinh răng miệng kém, nhiều cao răng (do muối khoáng trong nước bọt) đọng trên cổ răng gây viêm lợi, tụt lợi. Sau khi ăn uống không súc miệng, chải răng sạch, cặn thức ăn đọng trên răng lợi, vi khuẩn tấn công, tạo nên bựa bẩn gây viêm lợi và sâu răng.
Là tình trạng kẽ răng hoặc chân răng chẩy máu. Đông y gọi là sỉ nục
Bài thuốc chữa chảy máu chân răng từ Đông y cổ truyền
Chảy máu chân răng bằng đông y do vị hoả
Triệu chứng: máu đỏ tươi, hôi miệng, khát nước, chân răng sưng, đại tiện táo
Lý: do vị hoả bốc mạnh
Pháp: thanh tả vị nhiệt
Thành phần
Hoàng cầm, Đại hoàng, Hoàng liên, Cam thảo,
Cách làm: Đun nước uống thay trà
Chảy máu chân răng bằng đông y do âm hư
Triệu chứng: Chân răng chẩy máu đỏ tối, miệng hôi tanh, chân răng không xưng, miệng khô họng ráo, lưỡi đỏ bóng ít rêu, mạch tế sác
Lý: âm hư hoả bốc làm huyết đi sai đường
Pháp: Tư âm giáng hoả
Thành phần: Tế Sinh địa, Hoàng liên, Tri mẫu, Bồ hoàng sao, Thanh đại, Đan bì, Hoàng bá sao, Địa cốt bì, Nhân trung bạch, Hoè sao đen
Cách làm: Lấy 1 lít nước, đun 15-20 phút, mỗi lần uống khoảng 200ml ngày 4 lần.
Chảy máu chân răng bằng đông y do can hoả
Triệu chứng: kẽ răng chẩy máu, miệng đắng dính, đại tiện táo, mất ngủ, nhổ ra đờm vàng dính, mặt mắt đỏ, mạch huyền
Lý: can hoả vượng, làm huyết đi sai đường
Pháp: thanh can lương huyết, chỉ huyết
Thành phần: Mao căn, Mạch môn, Sinh địa, Dạ giao đằng, Hạ khô thảo, Địa cốt bì, Long đởm thảo, Đởm nam tinh, Thanh đại, Ô mai, Hải cáp phấn, Cam thảo
Sắc lấy nước uống ít một, đồng thời lấy 10g Huyền minh phấn uống vào lúc sáng sớm chưa an gì (uống cho đến khi hết táo bón). Khi đã có hiệu quả có thể giảm lượng và thêm hoài sơn 20g
Dương hư
Triệu chứng: Chẩy máu chân răng lâu ngày, lượng ít, sắc nhạt, mặt nhợt, chân tay không ấm, mạch nhược.
Lý: Dương hư hoả bốc
Thành phần: Chế phụ phiến, Sinh Long cốt, Sơn thù, Nhục quế, Sinh Mẫu lệ, Tam thất bột
Bài thuốc khác
Bài 1: vỏ cây gạo 20g, cỏ mực sao đen 20g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, bồ công anh 20g, sinh địa 10g, địa cốt bì 12g, đương quy 12g, sâm đại hành 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g, bạch thược 10g. Sắc uống.
Bài 2: nam hoàng bá 12g, thổ phục linh 20g, biển súc 16g, lá xương sông 16g, tang diệp 16g, chi tử 12g, tông lư (sao đen) 12g, lá mã đề 16g, trần bì 10g, chỉ xác (sao cám) 10g, đương quy 16g, ngũ vị tử 10g, cam thảo đất 16g, hoàng liên 6g. Sắc uống.
Bài 3: phòng sâm 16g, bạch linh 10g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 14g, thục địa 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, bồ công anh 20g, lá đinh lăng 20g, ngũ gia bì 16g, cỏ mực sao đen 16g, chi tử 12g, lạc tiên 16g, trần bì 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống. Công dụng: chống viêm, thanh vị nhiệt.
Bài 4: bạch mao căn 16g, hoàng đằng 12g, ích mẫu 12g, thục địa 12g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, sa sâm 14g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, tía tô 12g, trần bì 10g, chỉ xác 10g, a giao 4g, cỏ mực sao đen 16g, cam thảo 12g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: chống viêm, thanh nhiệt nhuận huyết, bình vị.
Thuốc ngậm
Vỏ cây gạo một nắm, nấu lấy nước đặc, ngậm nhiều lần trong ngày. Hoặc lá trầu không nhai nhỏ, ngậm trong miệng. Hoặc lá tía tô 16g, thạch xương bồ 16g, lá đinh lăng 16g, sắc lấy nước đặc, ngậm nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc củng cố khi bệnh đã ổn định
Bài 1: hoài sơn 16g, liên nhục 16g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, bạch truật 16g, bạch thược 12g, long nhãn 16g, ngũ vị 12g, trần bì 12g, khởi tử 12g, sa sâm 16g, cam thảo 12g, củ đinh lăng 16g. Sắc uống. Công dụng: thanh vị nhiệt, bổ tỳ khí, chống viêm.
Bài 2: hoàng cầm 12g, địa cốt bì 10g, bồ công anh 16g, chi tử 12g, tía tô 12g, chỉ xác 10g, bạch truật 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, hà thủ ô 12g, ngân hoa 10g, đương quy 12g, sa sâm 12g, hoàng liên 10g, đan sâm 12g, cam thảo 12g, đại táo 5 quả, lạc tiên 16g. Sắc uống. Công dụng: tả tâm hỏa, thanh vị nhiệt, điều hòa tỳ vị, chống viêm.
Lưu ý khi chữa chảy máu chân răng bằng đông y cổ truyền
Để phòng chảy máu chân răng, nên đánh răng bằng bản chải mềm. Sau khi đánh răng súc miệng bằng nước muối sinh lý. Ăn các loại rau quả giàu vitamin C như cam, chanh bưởi, cà chua, cá rốt, mướp đắng, rau ngót…